Sự chia cắt Triều Tiên rồi nỗ lực thống nhất đất nước Lịch_sử_Triều_Tiên

Bài chi tiết: Phân chia Triều Tiên
Giới tuyến phân chia Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên.

Sự đầu hàng không điều kiện của Nhật Bản, sự sụp đổ trước đó của nước Đức Phát xít, cộng với những thay đổi mang tính nền tảng trong chính trị và ý thức hệ quốc tế, đã dẫn tới sự phân chia Triều Tiên thành hai vùng chiếm đóng bắt đầu từ ngày 8 tháng 9 năm 1945, với Hoa Kỳ quản lý phần phía nam bán đảo và Liên bang Xô viết chiếm phần phía bắc vĩ tuyến 38. Chính phủ Lâm thời không được tham khảo ý kiến, chủ yếu bởi người Mỹ cho rằng họ quá thiên cộng. Sự phân chia này chỉ là biện pháp tạm thời và ban đầu các bên dự định đưa trả lại một nước Triều Tiên thống nhất cho người dân Triều Tiên khi Hoa Kỳ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Liên bang Xô viết, và Cộng hòa Trung Hoa thỏa thuận với nhau được về một chính quyền ủy trị.

Tại Hội nghị Cairo ngày 22 tháng 11 năm 1943, các bên thỏa thuận rằng Triều Tiên sẽ tự do "đúng trình tự Triều Tiên sẽ trở thành tự do và độc lập"; tại một cuộc gặp gỡ sau đó ở Yalta tháng 2 năm 1945, các bên đồng ý thành lập một hội đồng ủy trị bốn bên tại Triều Tiên. Ngày 9 tháng 8 năm 1945, xe tăng Xô viết tiến vào miền bắc Triều Tiên từ Siberi, gặp phải rất ít hay không có sự kháng cự nào. Sau đó, Nhật Bản đầu hàng các lực lượng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945.

Tháng 12 năm 1945, một hội nghị được tổ chức tại Moskva để thảo luận tương lai Triều Tiên. Một hội đồng ủy trị 5 năm được đưa ra xem xét và một hội đồng chung Xô-Mỹ được thành lập. Hội đồng họp không liên tục tại Seoul nhưng không thể giải quyết được vấn đề thành lập một chính phủ quốc gia. Tháng 9 năm 1947, vì không có giải pháp nào được đưa ra, Hoa Kỳ đã đệ trình vấn đề Triều Tiên ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Những hy vọng ban đầu về một Triều Tiên thống nhất và độc lập nhanh chóng tan biến với tình hình chính trị thời Chiến tranh lạnh và sự phản đối kế hoạch ủy trị của những người Triều Tiên chống cộng dẫn tới sự thành lập hai quốc gia riêng rẽ đối lập về chính trị, kinh tế và các hệ thống xã hội năm 1948. Ngày 12 tháng 12 năm 1948, theo nghị quyết 195[29] tại kỳ họp thứ 3 Đại hội đồng, Liên Hiệp Quốc công nhận Cộng hòa Triều Tiên là chính phủ hợp pháp duy nhất của Triều Tiên. Tháng 6 năm 1950 Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ khi CHDCND Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tấn công miền Nam, chấm dứt bất kỳ hy vọng nào về một sự thống nhất hòa bình ở thời điểm đó.2 miền của dân tộc họ đang cố hòa hợp hòa giải để tái thống nhất hòa bình trong tương lai gần ở ngay sau này.

Về giai đoạn hậu chiến, xem Lịch sử CHDCND Triều TiênLịch sử Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Triều_Tiên http://www.infobase.gov.cn/intro/fzlt/36.htm http://www.bartleby.com/67/160.html http://www.bookrags.com/history/worldhistory/yayoi... http://www.boston.com/news/nation/washington/artic... http://www.britannica.com/eb/article-9050797?query... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/03... http://www.dbpia.com/view/ar_view.asp?arid=584717 http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3693/is_20... http://books.google.com/books?vid=ISBN1588113795&i... http://www.japan-guide.com/e/e2046.html